Đánh giá sức chịu tải và phân vùng xả nước thải vào nguồn tiếp nhận sông Ba Lai tỉnh Bến Tre

Ngày 21/06/2013, Hội đồng KH&CN tỉnh Bến Tre tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học: “Nghiên cứu đánh giá sức chịu tải và phân vùng xả nước thải vào nguồn tiếp nhận sông Ba Lai tỉnh Bến Tre”. Đề tài do Phó Giáo sư-tiến sỹ Lê Thanh Hải và nhóm nghiên cứu Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện.

Sông Ba Lai là con sông nằm trọn vẹn trong địa phận của tình Bến Tre có chiều dài 69 km chảy từ xã Tân Phú huyện Châu Thành đến cửa sông Ba Lai. Từ năm 2002 đến nay cống đập Ba Lai đi vào hoạt động đã phát huy tác dụng làm ngọt hóa phần đất phía Bắc Bến Tre. Tuy nhiên, việc ra đời của cống đập Ba Lai đã có tác động làm thay đổi chế độ thủy văn, biến con sông thành lòng hồ, dòng chảy giảm đi, gia tăng chế độ bồi lắng… Trong các năm vừa qua hoạt động kinh tế-xã hội ở hai bên bờ sông Ba Lai vẫn không ngừng phát triển, nhiều nguồn thải mới được phát sinh mà không được kiểm soát một cách chặt chẽ điều này góp phần làm giảm khả năng pha loãng và tự làm sạch của các nguồn nước, góp phần làm cho ô nhiễm cục bộ gia tăng trên dòng sông này. Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm đánh giá sức chịu tải của dòng sông và phân vùng xả thải vào nguồn tiếp nhận sông Ba Lai nhằm phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên nước của địa phương;  phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đề tài được thực hiện với mục tiêu đánh giá sức chịu tải của dòng sông phân vùng xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận sông Ba Lai; đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường phù hợp cho lưu vực sông Ba Lai của tỉnh. Tác giả và nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu thực hiện trên 07 nội dung chính của đề tài và có những đánh giá như sau:

- Nguồn nước tại một số điểm quan trắc trên sông Ba Lai bị ô nhiễm sắt, chất lơ lửng và Coliform. Đồng thời các thông số như H-NH4+, N-NO3-, BOD5 tại một số điểm vượt mức cho phép.

- Hiện tại, mỗi ngày hệ thống lòng hồ sông Ba Lai phải tiếp nhận khoảng 5.444 m3 nước thải sinh hoạt, 1.760 m3 nước thải chăn nuôi, 17.000.000 m3 nước thải nuôi trồng thủy sản, 651 m3 nước thải làng nghề và hàng ngàn m3  nước thải từ các hoạt động khác… Dự báo đến năm 2020 lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực nghiên cứu sẽ lên đến 10.466 m3/ngày đêm; nước thải chăn nuôi lên đến 2.086,03 m3/ngày đêm và nước thải nuôi trồng thủy sản vào khoảng 12.727.765 m3 /ngày đêm.

-Mức độ phát thải các chất ô nhiễm ra sông Ba Lai là rất đáng kể và vượt quá khả năng tiếp nhận của sông.

-Dựa trên kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Ba Lai nhóm thực hiện chia thành bốn vùng: vùng có nguy cơ ô nhiễm rất cao, vùng có nguy cơ ô nhiễm cao, vùng có nguy cơ ô nhiễm trung bình, vùng có nguy cơ ô nhiễm thấp. Đoạn sông có khả năng ô nhiễm cao nhất thuộc địa bàn xã An Hóa huyện Chầu Thành. Đoạn sông có khả năng pha loãng và chịu tải nước thải tốt là đoạn trong vùng lòng hồ sông Ba Lai và đoạn gần cửa sông Ba Lai.

Trên kết quả nghiên cứu nhóm tác giả đưa ra đề xuất nhằm quản lý và bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai tỉnh Bến Tre như sau: các giải pháp cụ thể cho các vùng trong khu vực nghiên cứu; giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả thực thi quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường…

Các  thành viên Hội đồng KH&CN đánh giá đề tài đã hoàn thành mục tiêu, sản phẩm và đúng tiến độ. Phương pháp nghiên cứu hợp lý, đề tài có giá trị khoa học và giá trị ứng dụng vào thực tiễn cao. Hội đồng đánh giá đề tài đạt loại khá.

Tường Khanh

Sở Khoa học và Công nghệ

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nghiệm thu đề tài “Tạo lập, quản lý, và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thạnh Phú” cho sản phẩm gạo của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre”
• Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
• Nghiệm thu đề tài “Khảo sát sự lưu hành của virus và đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên bò tại Bến Tre”
• Hội thảo “Một số giải pháp xây dựng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sơ chế, xử lý và bảo quản quả bưởi tươi phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”
• Hội thảo đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của kênh, rạch, mương trong chăn nuôi heo tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”
• Công bố quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Khác biệt chưa biết về chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm xoài Tứ Quý
• Phát hành hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng xăng dầu
• Bến Tre: Tập huấn về cơ chế chi trả dựa vào kết quả - RBF và hướng dẫn nghiệm thu công trình khí sinh học trong chăn nuôi cho cán bộ kiểm tra chất lượng và thợ xây, thợ lắp đặt tại địa phương
• Hội thảo “Giải pháp khai thác hiệu quả các bãi bồi, cồn nổi ven sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre”
• Hội thảo “Nghiên cứu thực trạng sụt lún, ngập úng và đề xuất giải pháp thích ứng tại xã đảo Hưng Phong, huyện Giồng Trôm”
• Sản phẩm gạo “Thạnh Phú” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý